Tag Archive | tìm chồng

Tim Kiếm chồng trên FaceBook

Có bạn kiếm chồng qua Chat, Blog, Forums, Du học, Du lịch,… Thì tôi cũng kiếm chông qua FaceBook.

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Sau đây, tôi trình bày kinh nghiệm của tôi.

Theo tôi, tình yêu phải tìm kiếm. Người đời thường nói “đi tìm nửa kia của mình”. Tìm kiếm tình yêu không có gì phải chê cười mà là một việc làm rất đáng khích lệ.

Ngày xưa, ông bà tìm kiếm cho con cháu. Ngày nay mình phải tự tìm cho chính mình.

Ai cũng muốn sống trong môi trường mình thích. Có người thích quê hương với đồng lúa xanh. Có người thích thành thị với cao ốc. Riêng tôi thì thích sống ở Mỹ.

Đôi lúc tôi xấu hổ chỉ vì thích sống ở Mỹ để được lái xe hơi thoải mái và đúng luật giao thông. Tôi biết tôi không thể làm việc ở VN để có đủ tiền mua xe hơi nhưng tôi biết chắc là tôi có thể làm việc ở Mỹ và mua xe hơi rẻ và dễ hơn.

Bạn trách tôi cũng được. Nhưng đó là mong ước của tôi. Đồng lương tôi chừng 9 triệu mỗi tháng. Tiêu xài dè sẻn và đóng góp cùng gia đình thì còn lại 4 triệu dành dụm. Vậy bao lâu tôi sẽ mua được chiếc Camry mà ở VN bán 45 ngàn USD trong lúc ở Mỹ chỉ bán 22 ngàn USD?

Cho nên muốn được ở Mỹ thì tôi phải tìm “nửa kia” của mình ở Mỹ.

Chat là xưa quá, Blog là xưa quá, forum thì lộn xộn, đi du lịch thì khó xin visa, đi du học thì không thể, …. vậy thì tôi dùng FACEBOOK.

Vâng! FaceBook giúp tôi tìm “nửa kia” của mình một cách chắc chắn và chân thật nhất.

Tôi nhắc lại là tìm nửa kia là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhất quán, chân thật, … Do đó biết mình là ai, “nửa kia” phải như thế nào, và những ảnh hưởng xung quanh đến “công cuộc tìm kiếm” ra sao.

Tôi 24 tuổi, chưa già nhưng hết còn trẻ. Không còn tuổi lố nhố choi choi nhưng vẫn phải trẻ trung có “chọn lọc” (cười). Tức là cuộc đời vẫn màu hồng thắm nhưng không còn nhanh nhẹn và nhiều màu sắc của tuổi teen.

FaceBook kết nối bạn bè bằng “friend”. “friend” của “friend” dính chùm nhau nên dễ dàng bị biết một cách rộng rãi nếu không đóng kín. Nếu mình đóng kín cho riêng “friend” trực tiếp và không cho “friend” của “friend” mình thì mình khó được biết nhiều ngoại trừ mình “kết nạp” nhiều friend.

Đó là con dao hai lưỡi. Do đó tôi rất cẩn thận ăn nói trên FaceBook để tạo hình ảnh đúng với tính cách của mình. Sau đây là từng bước:

– Tạo 1 account với tên Mỹ dễ gọi trong tiếng Việt như Annie, Lily, Daisy, Kathy,…

– Chọn “friend” nào trong đám bạn bè của mình ít bị tai tiếng trên FaceBook hay ít cãi vã và lớn tiếng trên đó.

– Có ai mời làm “friend” thì thật cẩn thận và xem xét kỹ.

– Không đưa lên những link dễ gây tranh cãi và tạo ra hai cực rõ rệt “thích” và “không thích”. Chọn lọc kỹ đưa link. Đưa link không nhất thiết cần nhiều “comment” hay “like”, mà là sự thể hiện mình là người thế nào cho “nửa kia” thấy mình.

– Trong mục “Photos” thì cần tạo từ từ những “albums” nhưng không quá nhiều. Hình trong album phải chọ lọc kỹ nội dung, không bỏ nhiều hình lên. Hình không chụp choàng vai hay hót cổ với con trai, không quá nghiêm túc, nhưng tránh nhiều hiểu lầm. “Nửa kia” thấy hình thì cảm thấy mình “không thuộc về ai”, “chưa thấy thích ai”, “không biết chắc mình có hoặc không có ai”,…

– Trong mục “Notes” thì viết bài tâm sự cẩn thận.

– Viết lên “Wall” thì tránh kiểu viết tạo sự chú ý hoặc kiếm “like” thật nhiều. Tránh thể hiện quá nhiều về mình. Tuyệt đối không than phiền bất cứ ai hoặc tranh cãi với ai. Nếu có sự tranh luận thì thật nhẹ nhàng và chấm dứt khi có chiều hướng ngày một nặng nề.

– Không “like” quá nhiều một cách vô nghĩa. “Like” cũng thể hiện tính cách của mình.

– Không comment tùm lum để kiếm nhiều “friend”.

– Mời làm “friend” của mình có chọn lọc và tìm nhiều bạn cũ bên Mỹ.

– Tham gia những “Groups” lớp cũ trường xưa của mình vì thế nào cũng có những người ở Mỹ tham gia. Nếu không có “group” như thế thì tạo ra và mời những ai có liên hệ vào.

– Không đánh bóng hình ảnh của mình bằng những thể hiện như: từ thiện, tôn kính, triết lý sâu sắc,…

– Trao đổi qua lại chừng mực, không dốc hết lòng.

Và điều cuối cùng bạn nên nhớ:

– Những gì bạn bỏ lên trên Internet thì không bao giờ lấy lại được. Internet khác với những cuộc họp mặt vui chơi với bạn bè ngoài đời. Internet nó giữ tất cả những gì mình bỏ lên nó.

Sau hơn 2 năm ròng trên FB, mình tuy đã gần 27 tuổi, vẫn chưa thấy bóng dáng “nửa kia”. Cho dù có nhiều chàng Việt Kiều tìm tới mình làm quen ở ngoài thật khi tìm hiểu mình qua FaceBook, nhưng mình tránh né nhẹ nhàng vì con tim của mình chưa đập mạnh loạn xạ.

Mình tin mình sẽ tìm được.

Một ngày kia cũng đến, chàng đi công tác ở VN và tìm cách gặp mình. Chàng là “friend” của “friend” mình và chàng cũng theo dõi âm thầm của mình lâu lắm nhưng mình ít chú ý đến chàng cho dù có trao đổi “comment” và “like” qua lại nhiều lần. Mới gặp chàng mình đứng không vững, đầu chóng mặt. Mình biết chàng là “nửa kia” của mình.

Chỉ 18 tháng sau đó mình đặt chân lên xứ Mỹ sống cùng với “nửa kia” thương yêu của mình. Hành trang của mình là vốn Anh Văn sau nhiều năm miệt mài học và đủ thứ chứng chỉ khi rảnh mình học. Mình chỉ việc chỉnh lại cách nói, giọng nói cho phù hợp với địa phương và đi học lại những chứng chỉ (vì chứng chỉ ở nước nào có giá trị nhất tại nước đó cho dù cùng hệ thống như Microsoft hay Oracle (mình làm và học quản trị cơ sở dữ liệu)).

Mình vừa đi làm, vừa có bầu, vừa dành dụm mua xe (cho dù chàng có ủng hộ). Mình có được ít tiền và cùng chàng đứng tên đặt cọc để mua trả góp được xe mới toanh.

Mong ước của mình thành hiện thực: sống với gia đình nho nhỏ của mình ở Mỹ, mua xe Camry (cho dù có xe là chuyện thường), và lái xe ở Mỹ.

Mình biết mình vọng ngoại nhưng thời hiện đại một số dòng người di cư qua lại các nước là chuyện thường. Dân Tây dân Mỹ da trăng định cư lập nghiệp ở Việt Nam thì dân Việt Nam cũng có thể.

Thân chúc các bạn gặp nhiều hạnh phúc!

Source: Laychongvietkieu

Tìm chồng tốt ở nước ngoài không quá khó

Chào các bạn,

Tôi đã đọc ý kiến của nhiều người về vấn đề “chồng nội, chồng ngoại”, xin được góp thêm một vài ý kiến từ vị trí của người lấy “chồng nội” nhưng sống ở nước ngoài.

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Ở Việt Nam tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm nhiều năm. Qua đây tôi đi học đại học lại và hiện làm cho một công ty của châu Âu có chi nhánh ở Mỹ. Chồng tôi xuất cảnh năm 20 tuổi, hiện cũng làm việc cho một hãng lớn của Mỹ. Nói chung chúng tôi có cuộc sống khá yên bình trong gia đình và sự nghiệp. Tôi về Việt Nam thường xuyên và vẫn giữ quan hệ tốt với bạn bè.

Trong nhóm bạn nữ của tôi ở Việt Nam (đều tốt nghiệp đại học) hiện giờ thì một người vừa hoàn tất thủ tục ly dị, một đã có chồng thứ hai, một ly dị và vẫn còn một mình, một có chồng ngoại tình cách đây 3 năm, nhưng đã hàn gắn được. Một bạn đang tính chuyện ly dị vì chồng không có năng lực, nhưng chỉ thích làm chủ nên toàn phá hại tài sản, một chưa có chồng. Hai người có cuộc sống khá hạnh phúc. Hai người còn lại thì số ngày chồng không đi nhậu trong một tháng chưa qua khỏi số ngón tay, mà theo các bạn ấy thì “chưa bồ bịch là được”.

Có bạn nói rằng Trúc Quỳnh chẳng dựa trên một nghiên cứu khoa học nào, cũng không phải chuyên gia tâm lý hay xã hội học mà đã so sánh, kết luận này nọ. Có lẽ các bạn quên rằng đây là mục Tâm sự, chứ không phải là diễn đàn của những nhà nghiên cứu, và chúng ta góp ý cho cá nhân chứ không phải đề ra chính sách cho xã hội. Những vấn đề chúng ta đưa ra bàn luận ở đây là từ sự cảm nhận thực tế về những gì đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân. Và với thực tế ở chung quanh tôi và bạn bè tôi, tôi rất buồn mà phải nói rằng cuộc sống hôn nhân ở Việt Nam hiện tại thật sự là một vấn đề trầm trọng.

Các bạn đem những con số thống kê, những câu chuyện “chồng ngoại” đối xử tệ với “vợ nội” để biện hộ rằng “chồng nội” vẫn còn tốt lắm. Các bạn quên rằng chỉ cần bớt đi một người chồng ngoại tình, lang chạ, nhậu nhẹt bê tha, bạo hành thì đã có nhiều cuộc đời (người vợ và những đứa con) được hạnh phúc, hay ít nhất cũng là “kém bất hạnh”. Chỉ cần nhìn một người thân, một người bạn đau khổ trong hôn nhân chúng ta đã thấy xót xa lắm rồi.

Nếu mấy trăm bạn đọc đồng ý với Quỳnh từ cảm nhận thực tế của họ thì sự thật là có biết bao nhiêu người phụ nữ, trẻ con đang phải chịu đựng hậu quả của những cuộc hôn nhân cay đắng. Những con số thống kê chính xác theo tiêu chuẩn khoa học có ý nghĩa gì hơn khi trước mắt chúng ta nhan nhản những cảnh đời nghiệt ngã vì một ông chồng bất nhân, bất nghĩa? Vả lại chồng ngoại có xấu cũng chẳng có nghĩa là “chồng nội” tốt, vì chữ “tốt” chúng ta dùng ở đây không phải là một khái niệm tương đối hay trừu tượng cao xa gì, mà đơn giản là khái quát hóa những tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu của một người chồng: chung thủy, tôn trọng, chia sẻ niềm vui, công việc gia đình với vợ con.

Theo tôi về cơ bản có ba kiểu người. Kiểu người có bản chất nhân hậu, được giáo dục tử tế, sống trong môi trường nào cũng không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác về thể chất hay tinh thần. Kiểu thứ hai là người có bản chất xấu, hoặc thiếu giáo dục, chỉ có pháp luật mới có thể bắt họ sống trong khuôn khổ xã hội chấp nhận được. Chiếm đại đa số và quyết định bộ mặt của xã hội là loại người “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

Ở Việt Nam, do tác động của nhiều yếu tố nên vài năm gần đây số người xấu quá lộng hành, làm “đen” cả thành phần chiếm đa số. Những người tốt thì quá ít ỏi so với người xấu nên mới có vấn đề “tìm chồng tốt khó quá”. Những nước văn minh có kinh tế ổn định, có chương trình giáo dục nhân cách, pháp luật nghiêm minh, chế tài hiệu quả hơn nên hạn chế được hành vi của nhiều kẻ xấu và làm cho người bình thường hướng về điều thiện nhiều hơn.

Chồng tôi là người Huế, lớn lên trong gia đình nổi tiếng về vấn đề gia trưởng. Tuy vậy vì chúng tôi hiểu biết về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng nên gia đình tôi tuyệt đối không có chuyện “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, mà tuyệt đối tôn trọng nhau. Kế bên nhà tôi là vợ chồng người Hàn Quốc. Người vợ gặp chúng tôi thì chào hỏi vui vẻ, còn người chồng thì chỉ lạnh nhạt một tiếng “hi”, thậm chí còn làm lơ. Nhìn trang phục, lối sống của họ tôi nghĩ người chồng là bác sĩ. Họ dọn đến vài tháng thì một buổi tối tôi nghe tiếng la hét của người chồng và tiếp theo là tiếng gào khóc của người vợ.

Tôi rất bồn chồn vì nhà chúng tôi cách nhau khoảng 3 mét, đều có cửa kính hai lớp cách âm khá tốt, nếu nghe tiếng khóc lớn như vậy chắc phải có vấn đề gì nghiêm trọng. Tôi đang tìm phone để gọi cảnh sát thì vợ chồng người Mỹ nhà đối diện nói là họ đã báo rồi. Cảnh sát đến, vào nhà khoảng 30 phút rồi đi. Hôm sau tôi lại thấy vợ chồng tung tăng ngoài đường rất vui vẻ. Từ đó đến nay đã mấy năm không nghe ồn ào lần nào nữa.

Năm ngoái dì chúng tôi ở Huế qua Mỹ du lịch. Tuần đầu tiên dì than thở là “dì qua đây ở nhà không ai lo cho dượng, con gái của dì (30 tuổi) làm sao lo cho ông bằng dì được”. Ba tháng sau gặp lại tôi dì bảo: “Mẹ chồng con sướng quá, dì thấy ba chồng con nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp, làm vườn, chứ chồng dì chỉ có ngồi đọc báo, xem tivi, đợi bưng cơm nước lên tận miệng. Dì hầu hạ ông cả đời rồi, bây giờ về không hầu nữa”.

Nhiều bạn chê bai những người lấy chồng ngoại rồi quay lưng lại với “cây nhà lá vườn”. Thật ra chính vì chúng tôi sống trong một môi trường lành mạnh mới nhìn thấy được lối sống tệ hại của nhiều đàn ông ở Việt Nam, ngay cả trong giới trí thức thành thị. Những chuyện ngoại tình, bạo hành, nhậu nhẹt mà hầu hết bạn bè của tôi đều chặc lưỡi bỏ qua thì chúng tôi không thể nào chấp nhận được.

Nếu dì tôi không qua đây thì cả đời dì hầu hạ ông chồng mà không biết rằng ở nơi khác những người như dì hạnh phúc hơn rất nhiều. Tôi nghĩ Trúc Quỳnh đưa vấn đề này ra cũng chỉ để cho các bạn biết rằng ở nơi khác trên thế giới có nhiều cuộc hôn nhân rất tốt đẹp, hay ít nhất cũng ít tồi tệ như ở Việt Nam hiện tại. Tôi không có tham vọng những lời tâm sự trên diễn đàn này sẽ làm cho những người đàn ông đang đối xử tệ bạc với vợ con một sớm một chiều thay đổi cách sống. Tôi chỉ mong những phụ nữ đang “chịu đựng” hôn nhân của họ có cách nhìn khác hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình và dũng cảm đấu tranh cho những quyền lợi đó.

Tôi cảm thấy rất buồn cho những người phụ nữ sống ở Australia như bạn Nguyen miêu tả. Tuy vậy, nếu họ đau khổ vì sự đối xử tệ bạc đó thì cũng đừng trách những người ngoại quốc xấu, hãy trách họ đã được xã hội bao bọc như vậy mà còn quá phụ thuộc để mất cả lòng tự trọng.

Chuyện người Australia không thích thức ăn Việt Nam, không thích con nói tiếng Việt cũng giống như người Việt không thích mùi thức ăn Ấn Độ hay không thích con nói tiếng Mỹ trong nhà, không nhất thiết liên quan đến việc tôn trọng hay coi thường cả một dân tộc. Trẻ con sinh trưởng ở nước ngoài nếu không được khuyến khích liên tục hay bắt buộc thì chúng cũng chẳng nói tiếng Việt, không cần phải cấm đoán.

Chị tôi không nói tiếng Việt với con ở nhà vì không muốn chúng phải học thêm ESL (English as second language) ở trường. Trong bàn tiệc có nhiều người nước ngoài mà vài người nói tiếng Việt với nhau, tôi cho là hết sức bất lịch sự, và chúng ta phải tự biết điều đó, không đợi ai phải cấm đoán. Người Việt ở đây cũng hay xem thường người Mễ, đơn giản vì đa số dân Mễ làm lao động chân tay, ít học.

Nếu người Australia không thích giao du với người Việt thì chúng ta cũng nên tự hỏi vì sao, phải chăng vì cách sống của một số ít người Việt làm cho họ mất thiện cảm? Những người đi làm đóng thuế đầy đủ như tôi không thể nào thích được những người gian dối để lợi dụng những phúc lợi xã hội. Bài viết của Hằng Nga đã đề cập phần nào thực trạng đáng buồn đó.

Không ít người Việt ở đây làm kinh doanh theo kiểu chụp giựt, lừa đảo được tới đâu hay tới nó. Mới đây tôi cũng bị một tiệm khá lớn của người Việt nợ tiền hàng hóa không trả, đợi đến lúc tôi đòi thưa kiện mới chịu giải quyết. Bản thân tôi là người Việt mà còn không muốn giao dịch với người Việt sau vụ tranh chấp đó, thử hỏi người ngoại quốc nghĩ gì nếu họ cũng xui xẻo gặp phải những người như vậy?Tôi không có ý rằng những người Australia kia là không xấu vì tôi không biết cụ thể về cuộc sống, quan hệ của họ với người chung quanh. Tôi chỉ muốn nêu ra một cách nhìn khác của vấn đề.

Điều tôi muốn nhắn nhủ các bạn gái là nước ngoài chỉ tạo cơ hội cho các bạn có một cuộc sống xứng đáng với công sức của các bạn. Các bạn có thấy những người ngoại quốc giàu sang lịch lãm thường cưới những cô gái Việt Nam giỏi giang xinh đẹp ở Việt Nam? Quỳnh, Vân có thể là trường hợp cá biệt vì họ là người xinh đẹp giỏi giang và có được những người chồng quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu các bạn là người độc lập, suy nghĩ đúng đắn, thì sẽ không quá khó khăn (như ở Việt Nam) để tìm được một người chồng Việt hay ngoại quốc tốt.

Tôi cũng tin rằng việc cùng một nguồn gốc văn hóa hay ngôn ngữ không quá quan trọng. Những người thật sự hòa hợp thì không cần nói ra đối phương cũng hiểu họ nghĩ gì, muốn gì. Việc học thêm một ngoại ngữ từ chính chồng/vợ của mình cũng không quá khó khăn. Khi người bạn đời của chúng ta đáng được thương yêu trân trọng, chúng ta sẽ chấp nhận văn hóa của họ một cách tự nhiên. Ngay cả người Việt với nhau cũng không phải lúc nào cũng chấp nhận được “văn hóa” và ngôn từ của người khác.

Còn đàn ông Việt Nam hãy chứng minh sự tốt đẹp của mình bằng hành động cụ thể. Nếu những người vợ, con của các anh thật tình ca ngợi các anh thì chúng tôi sẽ tự thấy rằng sự so sánh của mình là sai lầm, chứ không ai nghe những lời “mèo khen mèo dài đuôi” cả.

Chúc các bạn vui khỏe.

Source: Laychongvietkieu

Kiếm chồng Việt Kiều trên FORUM (diễn đàn)

Chào các bạn gần xa!

Tôi được mời viết một bài chia sẻ kinh nghiệm cho blog này vì tôi cũng lấy chồng Việt Kiều.

Giới thiệu về “tôi”: con gái lớn lên ở miền Tây, thi đậu Đại Học trên Sài Gòn, học ra trường và đi làm ít năm, sau đó lấy chồng ở Mỹ, hiện tại có việc làm và hai cháu trai, cuộc sống gia đình khá hạnh phúc.

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Khi bắt đầu năm thứ 2 đại học, tôi thấy đàn ông Việt Nam hay nhậu nhẹt, hút thuốc, bia ôm, chơi gái, quân tử Tàu, chạy xe ẩu … Tôi xin lỗi các đấng nam nhi nhưng đó là tôi thấy phần đông là vậy. Những thứ đó gây ảnh hưởng sức khoẻ và sinh mạng.

Trong lúc đó tôi lại thấy phần đông Việt Kiều trí thức (tôi nhấn mạnh, trí thức = có học) thì phần lớn ngược lại hoàn toàn. Dì tôi lấy chồng Việt Kiều cũng thường hay e-mail về cho tôi những suy nghĩ về đàn ông Việt Kiều. Bạn bè tôi có ít đứa lấy chồng Việt Kiều cho nên tôi biết được phần nào sự thật.

Ai cũng biết ở đâu cũng có người tốt hay người xấu nhưng ông bà nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hoặc “người ta sao mình vậy”. Đàn ông ở VN dù có tốt, nhưng khi sếp bảo dẫn “đối tác” đi bia ôm để hòng có những mối lợi to lớn thì anh ta phải đi. Ở trong quán bia ôm làm gì anh ta như thần thánh không hú hí “em” nào? Ở VN tình trạng hợp đồng “ký” trong quán bia ôm là chuyện thường tình. Như vậy anh ta dễ bị “tha hoá” hoặc ít nhất cũng dễ bị bịnh lây truyền (lậu, SIDA,…) gây ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân.

Có lẽ tôi có cái nhìn bi quan về đàn ông Việt Nam và quá lý tưởng hình tượng người bạn đời trong tương lai.

Cũng từ sự nhìn nhận trên, tôi có “chiến lược” cụ thể: “tìm chồng Việt Kiều trên các điễn đàng”.

Tại sao tôi không tìm qua CHAT? Trên chat line, tôi nghe nhiều câu chuyện thương tâm hay lường gạt. Tôi không muốn là tôi bị đánh đồng với gái gọi hay gái rỗi rãnh. Người ta thường nói là gái gọi trong lúc chờ khách thì vào Internet chat cho bớt thời gian trống và biết đâu kiếm được khách hay kiếm anh chàng Việt Kiều khờ khạo nào đó.

Cũng có Việt Kiều đàng hoàng tình cờ vào chat và cũng có những cô gái có gáo dục tình cờ vào chát với bạn bè. Và không ít trong số họ thành duyên thành đôi.

Tôi thì có quan điểm khác, hành động khác, và cách làm khác miễn sao tìm được ý trung nhân mà ít bị rủi ro.

Tôi ghi danh nhiều diễn đàn khác nhau (forum) chỉ với một nick (tên riêng) chứ không nhiều nick vì tôi không có thì giờ rãnh mà giấu mình qua các nick. Tôi là tôi chứ không thể có nhiều mặt qua các nick.

Do rút tỉa kinh nghiệm từ các bạn khác, tôi kiên định tham gia forum với

những không:

– không bàn chuyện chính trị
– không tranh luận những chuyện chẳng đi đến đâu
– không bàn chuyện tôn giáo
– không ca ngợi quá đáng bất cứ ai
– không trả lời những nick khiêu khích và tấn công mình
– không tỏ ra ghét hoặc giận ai trên forum (lờ họ đi)
– không lộ ra tên tuổi thật trên forum
– không khích bác hay tấn công người khác

những nên:

– nên kể về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu học đường
– nên bàn về những món ăn ngon
– nên nói lên những cảm xúc về các bản nhạc yêu thích
– nên bàn nhẹ nhàng những văn thơ lãng mạn
– nên viết ít sai lỗi chính tả
– nên trả lời cái gì mình biết (tránh chính trị và tôn giáo)
– nên gợi nhớ những kỷ niệm của người khác
– nên tôn trọng mọi người cho dù quá khích
– nên lờ những sự tấn công mình, như là không tồn tại

Nói chung là mình luôn luôn là người tế nhị, sâu lắng, có hiểu biết, có học thức,… thì luôn thu hút những nick của nam giới.

Ngoài ra, có mấy thứ nhỏ nhỏ nên:

– Đưa hình mình lên đúng chủ đề, không đưa lên tùm lum thật vô duyên. Ví dụ là chủ đề về hình của các nick mà thấy không có nghiêm trọng thì tham gia vì vui. Nếu chủ đề nào “mắm muối” quá nhiều thì đừng tham gia, chờ chủ đề khác. Hình phải là hình thật, xấu cũng được, mình là mình, đừng đưa hình studio đã chỉnh sửa.

– Nên trả lời những PM (thư riêng) của những ai không quá khích

Đó là về bản thân. Còn về các “chàng” thì sao?

Ai cũng biết bất cứ nhóm người nào, ngoài đời hay on-line, đều muôn màu muôn vẻ. Có sự thành thật, có sự dối trá, có cả hai. Điều mình muốn là đừng để ai dối trá với mình nhiều.

Nếu có ai thích bạn trên forum thì bạn nên tìm hiểu về họ bằng cách:

– Tìm tất cả cả các post (viết) trên forum
– Sau khi đọc các post đoán được nơi sinh sống
– Tìm những chứng cứ nơi học nơi làm qua các post
– Ghi lại hay save lại những post quan trọng
– Tìm ra những mâu thuẩn trong các post

Nếu thấy những điều sau thì đừng tìm hiểu tiếp:

– Có nhiều post quá khích hay nóng giận
– Rất nhạy cảm khi bị người khác chọc
– Hay khoe và nổ
– Thích báng bổ tôn giáo khác
– Không giúp đỡ người khác mà hay phá
– Hay chọt những người khác để họ cãi nhau

Khi có sự trao đổi thân tình nhẹ nhàng trên forum thì nên:

– hỏi e-mail, phone, địa chỉ
– send e-card chúc những dịp lễ: Tết, New Year,….
– thăm hỏi gia đình

Ghi chú lại kỹ từng người. Có sự thân tình đậm đà thì nên biết:

– đang làm hãng gì
– đã từng học đại học nào
– nhà ở vùng nào
– thích và từng thăm những nơi nào

Qua đó dùng Google search web site những nơi đó. Phải biết được website của hãng, nếu hãng nhỏ thì cũng có thông tin trên Net. Đọc cho biết và hỏi khéo léo. Nếu nói sạo thì biết ngay. Tương tự cho trường. Trường nào cũng có website và hỏi khéo léo.

Tóm lại là, tôi hay đối chứng với những thông tin để phát hiện ra không thật. Đôi lúc có vài điểm không thật không sao.

Sau này nếu ai cho địa chỉ nhà thì vào Maps của Google tìm và nhìn hình nhà của Google chụp được. Dùng nó xem con đường và nhà xung quanh cùng tên các con đường. Khéo léo hỏi về nhà sơn màu gì, đường ra sao, nhà cửa xung quanh,… Nếu họ nói sạo biết liền vì không ai không biết nơi mình ở.

Ngoài ra tôi còn có tham gia các nhóm thiện nguyện có đóng góp của Việt Kiều. Nếu có chụp hình tôi đều post lên khéo léo hòng nói là mình có tâm hồn từ thiện. Tham gia thì tham gia nhiệt tình với các nhóm thiện nguyện chứ không phải tham gia để đánh bóng mình.

Suốt 2 năm bền bỉ, thì tôi có vài anh chàng muốn gặp mặt khi về VN. Tôi đều hẹn gặp từng người ban ngày chỗ chốn đông người. Không bao giờ đi đâu ban đêm hay đi xa riêng với một ai. Tôi khéo léo hẹn ở hiệu sách, siêu thị, quán kem nổi tiếng, Cà phê Trung Nguyên,… Những ai muốn “ăn phở” rồi phủ tay thì chán và sẽ không thích nói chuyện thêm về sau. Những ai thật tình thì họ vẫn còn trao đổi.

Cũng nhờ vậy tôi tìm được ý trung nhân. Anh đến tìm tôi rất bất ngờ và muốn về quê thăm gia đình tôi. Anh khéo léo không làm tôi khó chịu khi hẹn nhiều lần gặp khác. Anh cũng khéo léo giữ khoảng cách làm cho tôi dễ chịu.

Lần sau anh về thì anh ngỏ lời cầu hôn. Giữa chúng tôi vẫn chưa nắm tay hoặc đi chơi riêng nơi xa. Tôi nhận lời và anh hẹn lần về sau thì bàn chuyện cưới xin.

Lần thứ ba anh về thì giữa chúng tôi mới có những nụ hôn nhẹ nhàng để chứng tỏ tình cảm và anh vẫn rất tế nhị và kín đáu. Gia đình tôi bàn chuyện đám cưới xong là anh rước tôi qua Mỹ liền.

Anh về làm giấy tờ theo diện vị hôn thê. 8 tháng sau tôi được phỏng vấn và tôi luôn nói thật khi họ hỏi tôi. Câu cuối cùng họ hỏi: “Bà đã cân nhắc chuyện hôn nhân kỹ chưa vì hôn nhân là chuyện hệ trọng trong cuộc đời”. Tôi trả lời: “Như tôi đã trả lời là tôi khéo léo tìm hiểu anh từ lâu và từng gặp mặt 3 lần, dù chưa có những sâu sắc về thể xác nhưng tâm hồn đồng điệu qua hơn 3 năm trao đổi qua e-mail, thư tay, và phone. Anh ấy cũng vậy. Chúng tôi như thấy được nửa của nhau và quyết định đi đến hôn nhân và tin chắc sẽ hạnh phúc lâu dài”.

Tôi có visa và chờ thêm 3 tháng nữa để anh về làm đám cưới. Trong lúc đó thì tôi ráng học Anh Văn và một nghề phòng phân. Đám cưới không sang trọng và linh đình nhưng ấm cúng và dễ thương. Anh và tôi không phô trương “Việt Kiều” và nhiều người không ngờ anh là Việt Kiều.

Đám cưới xong là tôi cùng chồng lên đường qua Mỹ. Một tuần sau khi quen với thời tiết và ổn định sức khoẻ cho cả hai thì chúng tôi mới thật sự động phòng và dâng hiến cho nhau trong niềm vui ngây ngất trong tuần trăng mật ở Florida.

Hơn một năm sau, tôi có thai và 9 tháng sau đó tôi sinh ra một cặp song sinh nam. Chúng tôi rất hạnh phúc vì tình yêu một ngày một sâu đậm.

Hy vọng kinh nghiệm của tôi giúp được các bạn.

Tôi cầu mong và chúc đến các bạn nữ, những người muốn kiếm chồng Việt Kiều như tôi, có được tấm chồng như ý.

Hoa Tháng Giêng

Tìm chồng Việt Kiều trên CHAT

Cũng là một cách hay đó các chị.

Em cũng kiếm được chồng như ý trên CHAT. Em có ý định lấy chồng Việt Kiều từ lâu. Bạn bè giới thiệu, bà con giới thiệu, tình cờ gặp nhưng tất cả đều không hạp và không có chuyện trò nhiều.

Thà gì em lấy chồng ở Việt Nam mà em thương yêu còn hơn lấy đại ông Việt Kiều mà em không có tình cảm. Nhưng trước tiên em thử tìm tình yêu ở phương xa, nếu ít năm không tìm được thì em cũng an lòng lấy chồng Việt Nam.

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Tình cờ theo bạn đến tiệm Internet. Em chỉ tham gia chat cho vui. Thấy trên chat có nhiều Việt Kiều. Từ đó em có ý định thử tìm ý trung nhân Việt Kiều trên chat. Em có nghe nói nhiều Việt Kiều dụ dỗ qua chat rồi về VN có gái để chơi rồi trở lại Mỹ phủi tay. Em tin số phận, nếu mình thật thà và có ý tốt thì mình không gặp thứ ba trợn và xấu xa.

Từ đó em hay vào chat sau khi đi làm về và ăn cơm chiều. Em lấy một nick duy nhất: chatgirlVN22t để mấy anh chàng khác biết là em con gái 22 tuổi. Nếu không ai nối chat với em thì em đọc tin tức, cách nấu ăn, phê bình phim, truyện ngắn,….

Tuy là em không có kinh nghiệm chat nhưng mấy người ba trợn chat chừng 5 câu em biết liền. Những thứ ba trợn lúc đầu có vẻ đàng hoàng, ra vẻ buồn và cô đơn, sau đó nói nhẹ qua chuyện sex thử mình và trở lại chuyện bình thường. Nếu thấy đá nhẹ qua chuyện sex là biết thứ ba trợn thì em không bao giờ chat nữa. Có mấy người thân mật thì cho biết tên, nơi ở, làm gì, thích gì,… và luôn giữ một nick. Mấy người như thế này em mới chat tiếp.

Cứ mỗi ngày em dành 1 giờ chat. Không ai chat thì em vẫn đọc nhiều thứ để biết nhiều.

Một hôm anh kết nối em và chào hỏi. Ảnh nói là tự nhiên thấy dư thời gian vào chat và hỏi em chat vài câu cho vui. Em đồng ý. Em và anh ấy nói chuyện rất dè chừng và ít. Ảnh cũng nói anh đang chat với nhiều người vì ảnh bị kết nối. Em hỏi ảnh làm gì, ở đâu, vui buồn, môi trường sống,… Ảnh trả lời khá cuốn hút làm em theo bám anh hỏi hoài.

Em hỏi anh là có hay chat không vì em cảm thấy thích chat với anh. Anh trả lời cũng hiếm chat vì không có time; khi nào quá rảnh mới vào chat cho vui, ảnh cho lại email.

Từ đó em ít chat chỉ email qua lại với anh. Em thấy anh có thể là ý trung nhân của minh cho nên không chat với ai để toàn tâm toàn ý trò chuyện cùng anh qua e-mail.

Dần dần em và anh thân nhau, anh email cho em buổi trưa hay buổi tối. Em thì email cho anh chỉ buổi tối. Cuối tuần thì có thể hẹn nhau chat hoặc có thể điện thoại. Nếu anh bận việc cùng gia đình hay bạn bè thì anh có nhắn trước.

Em có cảm giác anh là người thật thà, trung thực, dám chịu trách nhiệm những gì mình nói,… Em rất tin tưởng.

Chừng 4 tháng sau, tụi em mới dám gởi hình qua bưu điện cho nhau. Anh nói em không có xấu như em thường nói (em luôn nói em xấu tệ để thử anh). Anh thì nhìn cao ráo có chút điển trai. Từ đó em và anh thỉnh thoảng gởi thiệp chúc nhau và viết thư.

Em mỏi mòn chờ đợi tình cảm từ phía anh nhưng em kiên nhẫn vì cả hai xa và chưa thấy mặt nhau.

Hơn một năm sau, anh về Việt Nam thăm bà con và có ghé thăm em. Hai đứa vui lắm và nói chuyện y như quen thân thiết nhau lâu lắm rồi. Giữa hai đứa chẳng có gì gọi là tình cảm trai gái. Em cố gắng dằn lòng nhưng không giấu được nét buồn.

Khi anh về, hai đứa vẫn liên lạc nhau như bình thường, còn em thì thổn thức vì biết rằng em yêu anh. Em nhớ anh hằng ngày và thường lấy hình anh ra xem.

Rồi 7 tháng sau nữa, anh về bất ngờ. Anh bất ngờ hẹn em ở khách sạn. Hai đứa vui mừng ôm chầm nhau hôn nhau thắm thiết cho dù anh chưa bao giờ nói yêu em. Em từ đó hiểu anh cũng yêu em nhưng dằn trong lòng không nói ra.

Hai đứa tuy không mảnh vải che thân trên giường và tạo cảm giác cho nhau nhưng chưa vượt quá giới hạn. Anh nói là hãy để dành cho đêm tân hôn. Em muốn cho anh tất cả nhưng nghĩ đếm đêm tân hôn khiến lòng em chùn bước và phục anh hơn.

Ngày cưới cũng đến năm sau nữa và đêm tân hôn em thật toại nguyện vì anh nhẹ nhàng và khéo léo làm em sung sướng và ít đau đớn. Em thấy yêu anh hơn bao giờ hết.

8 tháng sau em qua Mỹ sống với anh. Cuộc sống thật hạnh phúc và êm đềm và đến giờ tụi em có 2 đứa con.

Hạnh phúc lắm phải không các chị?

Do đó kinh nghiệm tìm chồng Việt Kiều trên CHAT của em là:

– Chân thật nhưng lúc đầu không phải cái gì cũng nói ra hết
– Email thường xuyên, nếu không thường xuyên nên bỏ
– Nên biết ít nhất 2 số điện thoại: nhà và mobile của anh
– Nên biết địa chỉ nhà để gởi thư và thiệp qua lại
– So sánh lời nói hôm nay và xưa, xem nói có thật hay không
– Đừng bao giờ xin tiền, nếu có cho cũng đừng có lấy
– Khi anh đề nghị tặng quà trị giá cao thì nên từ chối, chỉ cần tấm thiệp nhân dịp sinh nhật, tết, lễ,…
– Nên đọc và xem nhiều phim văn thơ nhạc lãng mạn để dùng ẩn ý tình cảm cho nhau tạo nên nét lãng mạn đẹp cho dù không gặp mặt nhau

Em dừng tại đây, em chúc các chị tìm được chồng Việt Kiều như ý.

Source: Laychongvietkieu

Lấy chồng Mỹ gốc Việt

Theo số liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2,981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3,000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Nguoi My goc Viet tai Hoa Ky

Không có số liệu cụ thể xem có bao nhiêu đàn ông và bao nhiêu phụ nữ từ Mỹ bảo lãnh cho hôn phu, hôn thê mình sang đoàn tụ, nhưng từ thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy số đàn ông về Việt Nam cưới vợ vẫn chiếm phần đông hơn số phụ nữ về Việt Nam lấy chồng.

Lấy chồng ngoại vì muốn một nền giáo dục tốt

Phạm Lan Chi, 26 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Westminster, làm việc tại một công ty chuyên về thiết bị y tế, là người có ý nghĩ muốn sang Mỹ vì lý do này.

Bằng giọng nói của người Nam pha chút âm hưởng Huế, Lan Chi kể: “Tôi quen với anh qua sự giới thiệu của một người anh họ ở Mỹ. Khi đó tôi đang học đại học năm thứ 4 khoa toán của trường Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, và theo học năm thứ 3 khoa ngoại ngữ của một trường đại học tại chức. Từ nhỏ tôi đã là một đứa học giỏi, ngay cả khi vào đại học tôi cũng chỉ chú tâm vào chuyện học, không hò hẹn yêu đương gì hết.”

Theo lời Lan Chi, chính vì biết cô ham học, có ước mơ sẽ học lên cao nên gia đình có ý tìm cách cho cô “kết hôn giả” với một người Mỹ gốc Việt, để cô có cơ hội sang Mỹ thực hiện ước mơ của mình.

“Lúc nghe tin đó tôi vui lắm, bởi tôi ước mơ là không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn phải học lên cao học và tiến sĩ. Mà có cơ hội lấy được những tấm bằng đó ở Mỹ thì còn gì bằng,” Lan Chi kể tiếp.

Tuy nhiên, khi bắt đầu trò chuyện, tìm hiểu, Lan Chi “bị rơi vào luyến ái với anh ấy.”

“Ngoài những lần nói chuyện qua email, điện thoại, tôi gặp anh ấy được hai lần ở Việt Nam, mỗi lần được chừng 10 ngày đến nửa tháng. Không chỉ trong mắt tôi, mà với cả gia đình dòng họ tôi, anh là một người quá tuyệt vời. Anh không chỉ là người đẹp trai, cao ráo, mà anh lại còn sẵn sàng giúp lau nhà, rửa chén, ẵm cháu trong những ngày về quê thăm tôi. Ai cũng bảo tôi có phước.” Lan Chi hồi tưởng.

“Thế là thay vì làm hôn thú giả để sang Mỹ đi học, thì chúng tôi lấy nhau thật.” Lan Chi sang Mỹ theo diện hôn thê vào Tháng Tư, 2005.

Lấy chồng ngoại vì muốn được tôn trọng

Thu Võ, đang làm việc tại một hãng điện tử ở Austin, chấp nhận lời giới thiệu và muốn lấy chồng Mỹ gốc Việt vì hình ảnh người em rể Việt kiều của cô mang lại.

Thu Võ, 40 tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài tại Sài Gòn trước khi theo chồng sang định cư tại Texas.

Xuất thân từ vùng quê Trà Vinh, Thu Võ cùng em gái mình được gia đình cho lên Sài Gòn ăn học đến nơi đến chốn. Cả hai chị em đều có bằng cao học kinh tế. Với nền học vấn đó, chuyện trở về quê lấy chồng trở thành một điều gì “không chấp nhận” được đối với cả hai chị em.

“Em tôi lấy chồng là một người Canada gốc Việt, cùng làm việc trong công ty đa quốc gia. Tôi nhìn thấy được ở em rể tôi hình ảnh của một người đàn ông có trách nhiệm, không cố tình tìm cách ‘control’ vợ mình, giữa hai vợ chồng họ có sự tương thân tương kính, chồng giúp vợ nhiều công việc trong gia đình từ dọn dẹp nhà cửa, chăm con, đến đi chợ. Khác rất nhiều với hình ảnh những gia đình dưới quê tôi.” Thu tâm sự.

“Thêm vào đó, sau bao năm ở Sài Gòn, quen với nếp sống đó, quen với cách làm việc hiện đại đó, tôi thấy mình khó có thể kết hôn được với một người đàn ông nơi quê nhà. Mà vả lại, chắc cũng chẳng ông nào chịu cưới một người vợ có học vị bằng cấp cao hơn mình, mà lại quá lứa như tôi nữa.” Thu cười nắc nẻ.

Thế là theo sự giới thiệu của người em rể, Thu làm quen và chấp nhận lời cầu hôn của một Việt kiều Mỹ, là bạn của em rể Thu, cũng có những tư chất của một người đàn ông trưởng thành tại đất nước tự do mà cô tưởng tượng.

Lấy chồng ngoại vì muốn đi Mỹ

Ðây là trường hợp Thoa Ðặng, 38 tuổi, đang làm thợ nail tại Irvine.

Nếu như Thoa Ðặng, từ Ðà Lạt, được ba mẹ cho vào Sài Gòn học hành từ năm 18 tuổi với ước mơ con cái thành danh thì cô lại mang trong đầu suy nghĩ, “Ở Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho những người học cao, mà cái chính là nhờ vào sự may mắn, nếu như không có quan hệ kiểu ‘con ông cháu cha.’” Mặc dù cố gắng tốt nghiệp khoa Marketing tại một trường đại học, Thoa cho rằng cô học chỉ để ba cô “vui thôi.”

Thêm vào đó, chuyện cố gắng để Thoa vào Sài Gòn ăn học là còn vì “ba mẹ tôi muốn tôi sẽ kiếm được một người chồng thuộc gia đình giàu có.” Tư tưởng “phải là người có tiền bạc thì mới được người ta trọng vọng” được gieo vào đầu Thoa từ chính ba mẹ cô.

Tốt nghiệp đại học, Thoa tự làm công việc kinh doanh riêng bằng nghề buôn bán mỹ phẩm. Thoa tự hào là mình có thể kiếm được tiền nhiều hơn đám bạn cùng học đại học. “Mỗi tháng tôi kiếm được khoảng $500, trong khi bạn bè tôi làm văn phòng tiền lương chỉ khoảng $150-$200.”

Nhưng với tiền lương đó, Thoa cho rằng cô không thể có xe hơi hay nhà đẹp như nhiều người. “Có những người quen nói với tôi rằng ở Mỹ họ đi làm nail, mỗi tháng kiếm được không dưới $2,500, nếu chịu đi qua những tiểu bang miền Ðông thì tiền kiếm được còn nhiều hơn.” Thoa kể.

Chính từ suy nghĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho những nhu cầu về vật chất mà Thoa không ngần ngại đồng ý khi có một người Mỹ gốc Việt lớn hơn cô 13 tuổi về hỏi cô làm vợ.

Thoa Ðặng sang Mỹ vào đầu năm 2006, và bắt tay vào việc đi học và làm nail kiếm tiền chỉ nửa năm sau đó, cho đến tận bây giờ.

Lấy chồng ngoại vì duyên số

Ðây là trường hợp của Jenny Võ, 35 tuổi, cư dân Garden Grove, và Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley.

“Duyên số” là câu trả lời ngay lập tức của Jenny khi được hỏi “Lý do vì sao lại chọn lấy chồng Việt kiều?”

Sang Mỹ giữa năm 2007, Jenny vừa học xong chương trình hai năm của trường Golden West College, hiện đang theo học những lớp chuyên về thuế, trong lúc chờ vào trường Ðại Học Fullerton năm tới.

Jenny nhớ lại, “Tôi biết anh từ năm 19 tuổi, anh hơn tôi sáu tuổi, học cùng trường đại học, nhưng không cùng lớp. Thoạt đầu cũng chỉ là bạn bè quen biết qua bạn bè thôi. Sau gần ba năm biết nhau như vậy, đến một hôm, anh đến nhà tôi vào buổi tối để nói cho biết là sáng hôm sau anh… đi Mỹ.”

Khi đó là năm 1997. Theo lời Jenny, hai người vẫn email thư từ qua lại như những người bạn. “Ðến năm 2003 lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh hỏi tôi có chịu làm vợ ảnh không. Hỏi vậy nhưng ảnh cũng nói thêm là phải chờ ảnh học xong đại học, có công việc làm rồi thì mới cưới.” Jenny kể. Cô đồng ý làm vợ, đồng ý chờ, nhưng kèm theo một điều kiện “không làm dâu” sau khi cưới.

Với Cẩm Phạm, suy nghĩ sẽ lấy chồng nước ngoài hay đi nước ngoài không hề có trong suy nghĩ của cô, bởi “không hiểu sao hồi trước tôi không có ấn tượng tốt về những anh Việt kiều vì thấy mấy anh về Việt Nam thì hay tỏ vẻ ăn chơi, khoe khoang, nhìn thấy không có thiện cảm.” Không thiện cảm với “Việt kiều,” nhưng Cẩm cũng “không thích hình ảnh người đàn ông Việt Nam nhậu nhẹt bê tha” đập vào mắt cô hàng ngày.

“Khi các anh chị trong nhà giới thiệu tôi làm quen với anh là một kỹ sư ở Mỹ, tôi cũng chỉ nghĩ là làm bạn thôi, vì hai gia đình chúng tôi khác đạo, đó đã là rào cản đầu tiên.” Cẩm nhớ lại.

Tuy nhiên, “chắc là do duyên số,” như Cẩm nói, sau bốn tháng trò chuyện qua lại trên điện thoại, anh, hơn Cẩm năm tuổi, từ San Jose về Việt Nam gặp cô.

Và chỉ hai tháng sau, anh chàng đang làm công việc kỹ sư điện toán đó cùng người mẹ quay trở về Việt Nam lần thứ hai để làm lễ đính hôn với Cẩm.

“Ðến cuối Tháng Tám, 2008 thì tôi sang Mỹ theo diện hôn thê.” Cẩm tươi cười kể lại chuyện mình.

Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley, cho rằng cô “hạnh phúc” vì “lấy được người chồng tốt, biết cảm thông.”

“Ngay từ lúc làm quen nhau, chúng tôi đã bàn về chuyện nhiệm vụ mỗi người là gì trong gia đình, chồng ra chồng, vợ ra vợ, nên không có gì bỡ ngỡ hết.” Theo lời Cẩm, chồng cô là người từng bước hướng dẫn cô thích nghi với cuộc sống mới, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Thêm một điều “may mắn” là ngay từ đầu Cẩm không phải sống chung với gia đình chồng nên chuyện “mẹ chồng nàng dâu” cũng không xảy ra.

Dẫu vậy, Cẩm vẫn thấy mình có nhiều điều lo lắng hơn khi còn sống tại Việt Nam, nhất là chuyện học hành và kiếm việc. “Tôi thật sự cảm thấy nản vì đến giờ này vẫn chưa có được một công việc như ý, tất cả còn rất bấp bênh.” Cẩm nói thêm.

Mang ước mơ phải kiếm được nhiều tiền khi sang Mỹ, Thoa Ðặng dường như đang hài lòng với mục đích đó.

Thoa giải thích, “Tiền đối với tôi là quan trọng. Rõ ràng hiện nay tôi đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với lúc còn ở Việt Nam. Chồng tôi cũng nghĩ như tôi. Anh không có bằng cấp gì như nhiều người sang đây từ lúc 20 tuổi, chỉ đi làm thợ tiện thôi, nhưng tiền tích cóp xưa giờ đủ để mua nhà ở và nhà cho thuê từ lúc nhà còn rẻ. Tiền tôi đi làm thì tôi vẫn dành dụm để đó, mua sắm những thứ tôi thích.”

“Không cần biết làm nail hay làm bác sĩ, nhưng cách mình chi xài, sắm sửa khiến người ta không thể khi dễ mình được khi trở về Việt Nam thăm nhà. Bỏ nhiều năm ra học bác sĩ, nhưng nợ ngập đầu, rồi cái gì cũng ki bo, tiết kiệm là điều tôi không thích,” Thoa cười nói thêm.

Với Thu Võ, người đang chuẩn bị làm mẹ ở tuổi 40, cũng cho rằng mình không hề có chút tiếc nuối gì khi lấy chồng Mỹ gốc Việt.

“Tôi cám ơn trời đất cũng thương cho tôi gặp được anh, có được những điều giống như tôi mơ ước. Mấy năm qua, cả hai chúng tôi đều đi làm, cùng kiếm tiền, cùng phụ nhau trong mọi công việc nhà, chứ không phải kiểu như phần nhiều ông chồng ở Việt Nam, đi làm về chỉ ngồi đó chờ cơm, chờ vợ cung phụng. Nói thiệt, tôi cầu mong sao cho người phụ nữ ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn được đối xử bình đẳng hơn bây giờ, và mấy ông chồng ở Việt Nam làm sao được như một phần mấy ông ở đây cũng là phước lắm cho phụ nữ chúng tôi.” Thu chia sẻ.

***

Giáo Sư Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xã hội học và các vấn đề người Mỹ gốc Á của trường Pomona College, đã bỏ ra hơn 25 chuyến đi về Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những người đàn ông Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam cưới vợ, cũng như lý do lấy chồng Mỹ gốc Việt của những cô gái Việt Nam.

Từ những cuộc tiếp xúc, trò chuyện này, Giáo Sư Cẩm viết quyển “Tốt Hơn Hay Tồi Tệ Hơn – Những Cuộc Hôn Nhân Việt Nam Quốc Tế Thời Kinh Tế Toàn Cầu (For Better or For Worse – Vietnamese International Marriages in the New Global Economy).

Trong quyển này, Giáo Sư Hùng có cái nhìn sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những người đàn ông sống tại Mỹ và những người phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện cụ thể của từng người, Giáo Sư Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách thức mà những người này phải đối mặt. Trong đó, có cả tiếng nói của những người đàn ông Mỹ gốc Việt thuộc tầng lớp lao động nhập cư mong muốn có được những người vợ “truyền thống,” đồng thời có cả khát vọng của những phụ nữ trẻ có học, muốn tìm được cho mình người chồng cùng dân tộc nhưng có cái nhìn cởi mở, tự do hơn về vấn đề bình quyền nam nữ.

Lấy chồng Mỹ gốc Việt, chính vì vậy, không chỉ là một “ân huệ,” hay “trúng số” như nhiều người vẫn nghĩ.

Source: Laychongvietkieu